Sơ yếu lý lịch cần công chứng hay chứng thực?

T

thanhthanh99

New member
Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ quan trọng khi đi xin việc và các cơ quan, tổ chức đều yêu cầu người ứng tuyển nộp sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương với mục đích chứng minh các thông tin khai trong giấy tờ là đúng sự thật. Bởi vậy, nhiều bạn thắc mắc rằng liệu sơ yếu lý lịch thì cần công chứng hay chứng thực và pháp luật quy định về điều này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản là Bất động sản

1. Cách gọi Sơ yếu lý lịch công chứng có chính xác?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân khi xin xác nhận Sơ yếu lý lịch phải chứng thực hay công chứng. Tuy nhiên, trong các mẫu sơ yếu thì đều có phần xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu.

Theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP, tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng để chứng thực chữ ký. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực.

[IMG]

Không chỉ vậy, tại Công văn 1520/HTQTCT-CT, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực khẳng định:

“Trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch.”

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn dịch vụ sổ đỏ trọn gói từ A-Z

Theo quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các Phòng/Văn phòng công chứng chỉ chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch.

Việc chứng thực chữ ký được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, công chứng được định nghĩa như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Từ các quy định này, có thể khẳng định, hiện nay đối với Sơ yếu lý lịch chỉ có khái niệm chứng thực chứ không phải công chứng. Việc công chứng chỉ thực hiện đối với hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ…

Như vậy, cách gọi Sơ yếu lý lịch công chứng là không đúng mà chính xác phải là chứng thực Sơ yếu lý lịch.

2. Chứng thực Sơ yếu lý lịch thế nào?
2.1. Giấy tờ cần xuất trình

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

>>>> Xem thêm: Khi làm dịch vụ công chứng di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

[IMG]

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Sơ yếu lý lịch.

2.2. Đến đâu để chứng thực Sơ yếu lý lịch?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015 thì người thực hiện chứng thực gồm:

– Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp cấp huyện.

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

– Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

– Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Như vậy, khi muốn chứng thực Sơ yếu lý lịch thì người yêu cầu có thể đến Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự…

>>>> Xem thêm: Phí công chứng dịch thuật hiện nay

2.3. Thời hạn thực hiện

Thời hạn chứng thực Sơ yếu lý lịch được nêu tại Điều 7 Nghị định 23 như sau:

– Ngay trong ngày yêu cầu.

– Nếu tiếp nhận sau 15 giờ thì trong ngày làm việc tiếp theo.

Trên đây là quy định về Sơ yếu lý lịch cần công chứng hay chứng thực? Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 
Bên trên